[Câu mở đầu của phim Midnight in Paris]
Gil: This is unbelievable! Look at this! There’s no city like this in the world. There never was.
Inez: You act like you’ve never been here before.
Gil: I don’t get here often enough, that’s the problem. Can you picture how drop dead gorgeous this city is in the rain? Imagine this town in the ’20s. Paris in the ’20s, in the rain. The artists and writers!
Inez: Why does every city have to be in the rain? What’s wonderful about getting wet?– Woody Allen –
Nửa đêm ở Paris (Midnight in Paris) là một bộ phim hài tưởng tượng lãng mạn do Woody Allen viết kịch bản và đạo diễn. Cách Woody Allen quay và xử lý Paris có sức hấp dẫn đến mê hoặc với bất kỳ ai từng hoặc đang muốn đến thăm kinh đô ánh sáng. Paris xuất hiện dưới mọi góc độ, dưới gió, dưới mưa, dưới cái màu nắng trong veo của một ngày hè vàng óng. Nhưng Midnight in Paris không bị rơi vào cái bẫy của một bộ phim lấy toàn những “cliché” lãng mạn về Paris, nối liền hết cảnh quay như một tấm ảnh bưu thiếp này sang tấm khác. Lấy bối cảnh ở Paris, bộ phim kể về Gil Pender, một nhà biên kịch Hollywood thành đạt nhưng không mãn nguyện với sự sáng tạo, và vị hôn thê của mình, Inez; họ tới du lịch Paris trước ngày cưới. Tại đây, Gil buộc phải đương đầu với những rạn nứt trong mối quan hệ của anh với vị hôn thê sống nặng về vật chất, và những mục tiêu khác biệt của họ ngày càng bị nới rộng lên sau mỗi lần anh du hành về quá khứ mỗi nửa đêm. Tình cờ, như một chàng-lọ-lem hiện đại tại kinh đô ánh sáng, Gil hàng đêm được một chiếc taxi Peugeot kiểu 176 đưa lại về Paris đầu những năm 1920 và gặp thế hệ văn nghệ sĩ mà anh tôn sùng, “thế hệ đã mất” (The Lost generation) gồm Alice B. Toklas, Cole Porter, Josephine Baker, Gertrude Stein, Zelda và F. Scott Fitzgerald hay Ernest Hemingway; cùng các hoạ sĩ Pablo Picasso, Modigliani, Henri Matisse hay nhóm nghệ sĩ siêu thực Salvador Dalí, Man Ray, và Luis Buñuel. Khi về với thời đại mà mình coi là hoàng kim, Gil phát hiện ra chính họ lại mơ về một giá trị hoài cổ, một thời hoàng kim khác, của một quá khứ khác. Họ, cũng như anh, luôn hoài niệm. “The Lost Generation”, chữ “Lost” mang hàm nghĩa mất phương hướng của tuổi trẻ chưa tìm được mục đích sống mới của những năm tháng sau chiến tranh. Câu hỏi về chủ thể, về mục đích, về lẽ sống của mỗi chúng ta là bản chất của con người, nó không phục thuộc vào thời đại. Không có thời đại nào cho phép mỗi chúng ta biết trước được con đường thẳng tắp vạch sẵn của cuộc đời mình. Tất cả chúng ta đều trăn trở khi nghĩ điều đó. Phim nhận được giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất và giải Quả cầu vàng cho kịch bản xuất sắc nhất.
rue Saint-Étienne-du-Mont, 75005 Paris Website bến Cardinal Lemoine. Có lẽ một trong những cảnh quay gây ấn tượng nhất cho khán giả chính là nơi Gil hàng đêm, như một chuyện-lọ-lem hiện đại, ngồi đợi chiếc taxi đưa mình về quá khứ. Cảnh quay được thực hiện tại những bậc thang cửa Bắc, nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont, nằm trên triền đỉnh Sainte-Geneviève, sát cạnh trường Henri IV và điện Panthéon. Mỗi khi ngồi với bạn bè cả tối ở phố Mouffetard, tôi thường ngang qua đây, rồi đi dạo về hướng sông Seine, trước khi bắt chuyến tàu muộn về nhà ở ngoại ô. Đã đôi lần, tôi cũng muốn thử ngồi lại trên những bậc thang đó, nhìn về phía con phố vẫn được lát bằng đá tảng rue de la Montagne Sainte-Geneviève, đợi nghe tiếng chuông nhà thờ điểm đủ 12 tiếng…

Từ điện Panthéon hay phố Mouffetard, nếu đi về phía bờ sông sẽ tới quảng trường Maubert, từ đấy đi rẽ tiếp vào một con phố nhỏ như rue Frédéric Sauton chẳng hạn, sẽ dần thấy nhà thờ Đức bà dần hiện lên trước mắt. Đây cũng là quãng sông Seine những người bán sách cũ (“les bouquinistes”) mở hàng buôn bán từ khoảng 11 h sáng đến lúc hoàng hôn. Từ cầu pont Marie đến bảo tàng Louvre, suốt dọc 3 cây số hai bên bờ, hơn 200 người bán sách cũ cùng 900 thùng toa xanh của họ đã thành một giá trị văn hoá của Paris. Hai bờ sông Seine bắt đầu được kè đá từ thế kỷ XIV, nhưng đến thế kỷ XIX mới được quy hoạch thành kiến trúc hai tầng như ngày nay. Tầng thấp sát mặt nước (“les berges de la Seine”) và tầng cao hơn (“les quais de Seine”). Chẳng gì lãng mạn hơn được nắm tay người mình yêu đi dọc bờ sông Seine. Mùa hè, hai bên bờ sông là điểm hẹn của cả tuổi trẻ Paris. Ngồi bờ sông nếm một cây kem hiệu Berthillon hương vị quít, hay có một chai rượu vang hồng rosé vẫn man mát, sát đó có một bạn chơi ghita cũng cừ, cứ ngồi như thế mà ngắm Paris lúc chiều tà thì thật tuyệt.


Place Dauphine, 75001 Paris bến Pont Neuf. Một địa điểm mà nhờ có Midnight in Paris tôi mới biết đến. Như một ốc đảo thực sự nằm ngay trên đảo Ile de la Cité và cách nhà thờ Đức Bà có vài bước chân.

Jardin Tuileries, 75001 Paris Website bến Concorde. Từ Place Dauphine nếu đi dọc theo sông Seine về phía hạ lưu, qua sân của bảo tàng Louvre và vườn Tuileries, tại khu nhà trồng cam cũ của vườn là nơi Claude Monet chọn thiết kế căn phòng bầu dục để trưng bày loạt tranh khổ lớn vẽ hoa súng của mình được thực hiện tại Giverny (“Les Nymphéas”). Từ đó đến nay nó đã trở thành một bảo tàng thực thụ sau khi mua lại được bộ sưu của Jean Walter và Paul Guillaume (Cézanne, Derain, Gaugain, Matisse, Renoir, Modigliani, Picasso…). Là một người không hiểu gì về nghệ thuật, nhưng tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác lần đầu được đứng trong căn phòng bầu dục ngắm hoa súng, cái cảm giác luân chuyển của bốn mùa, xuân hạ thu đông, sáng trưa chiều tối, khi xoay quanh căn phòng. Bảo tàng Orangerie ít khách du lịch hơn Orsay và Louvre tương đối nhiều, mở cửa tất cả các ngày trừ thứ ba, miễn phí chủ nhật đầu tiên của tháng cũng như với ai dưới 26 tuổi.

bến Porte de Clignacourt
bến Garibaldi. Từ cuối thế kỷ 19, khi tường thành Paris còn chưa bị phá huỷ, thì khu vực họp chợ ngày nay vốn là khu vực chân tường thành được dân ngụ cư tụ tập bán lại những vật dụng mà họ nhặt nhạnh được. Ngày nay, khu chợ trời Saint-Ouen, trên thực tế là tập hợp cũng 14 chợ khác nhau, đã thành nơi bán cổ vật lớn nhất châu Âu. Chợ họp vào các ngày thứ 7, chủ nhật và thứ hai hàng tuần từ 10 h sáng đến 18 h chiều. Vì lý do an ninh tại khu vực Porte de Clignacourt không được tốt, nên đi tàu 13 và xuống ở bến Garibaldi. Cảnh trong phim được quay tại chợ Paul Bert – Serpette 110 Rue des Rosiers, 93400 Saint-Ouen, vốn là chợ lớn nhất khu vực. Ngoài ra còn có chợ Marché de Biron ở ngay số 85 cùng phố 85 Rue des Rosiers, 93400 Saint-Ouen, cũng đáng để ghé qua. Nghề buôn đồ cũ thường gắn liền với cộng đồng người zigan, nếu còn chút thời gian có thể qua quán La Chope des Puces để nghe một concert jazz manouche mỗi buổi chiều cuối tuần khi chợ họp.

bến Invalides. Cảnh kết của phim quay trên cầu Alexandre III, khi Paris chợt đổ mưa. Cây cầu được trang trí cầu kỳ nhất Paris. Được hoàn thành vào năm 1900 nhằm chào mừng Triển lãm thế giới được tổ chức tại Ba-lê năm đó, cũng như tình hữu nghị Nga-Pháp. Các hoạ tiết của cầu gồm nhiều biểu tượng của Paris, nước Nga thời sa hoàng, cũng như hai bức tượng nữ thần sông Seine và sông Neva chính giữa hai bên thành cầu. Đứng đợi Paris lúc lên đèn trên cầu Alexandre III là một “show” đáng xem tại kinh đô ánh sáng.

bến Passy. Tránh xa cảnh chen chúc ở quảng trường Trocadero, hay cái gì đó “déja-vu” tại cầu Bir-Hakeim, đây có lẽ là view ngắm tháp Eiffel mà tôi thích nhất.

bến Odéon. Một trong những con ngõ của Paris mà tôi lần nào cũng phải “mua đường” rẽ ngang qua nếu có dịp đi dạo từ Saint-Michel, qua Odéon, đến khu Saint-Germain-des-Prés.

Mỗi khi leo lên đồi Montmartre, qua quảng trường Tertre, tôi thích dừng lại cạnh Place de Calvaire và ngắm Paris qua những mái nhà, mãi thế mà không chán.

37 Rue de la Bûcherie, 75005 Paris Website bến Saint-Michel Notre Dame. Tuy không còn ở đúng vị trí của hiệu sách gốc do Sylvia Beach mở năm 1921, nhưng đây vẫn là một “bảo tàng”, nơi “hành hương” cho những ai yêu và tôn sùng “Thế hệ bị đánh mất” và trào lưu văn học Anh-Mỹ những năm 1920. Nên đến vào buổi sáng để thấy nó bớt du lịch một tẹo và thêm chất nghệ sĩ một tí.

Monet sống 43 năm cuối đời mình tại Giverny. Nơi ông tự tay thiết kế ngôi vườn mình như vẽ một tuyệt tác nhưng không bằng sơn dầu mà bằng thiên nhiên hoa lá. Những mảng màu sắc, mỗi góc bố cục của khu vườn đã được Monet truyền tải trong tranh của mình dưới những khoảng khắc phù du khác nhau. Như ông đã để lại hơn 250 tác phẩm chỉ riêng về khu đầm trồng hoa súng. Bước chân vào khu vườn, ta như đang bước chân vào một bức tranh của người hoạ sĩ bậc thầy. Từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 11, khi ngôi nhà Monet mở cửa lúc vườn nở hoa, đây là điểm hành hương nên đến cho tất cả những ai mê nghệ thuật và cái đẹp.

- Mirama 17 rue Saint-Jacques, 75005 Paris +33143296658 tripadvisor
bến Saint-Michel Notre Dame. Tiệm ngay gần nhà thờ Đức bà và hiệu sách Shakespeare and Company có món mì vịt xuất sắc.
- L’As du Fallafel 34 rue des Rosiers, 75004 Paris +33148876360 tripadvisor
bến Saint-Paul. Một trong những địa chỉ quen thuộc của cộng đồng người do thái Paris, nằm giữa khu le Marais. Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cũng từng ghé ăn khi tới thăm Pháp. Tôi thường chọn bánh thịt tổng hợp “coctail de viandes” với một ly nước chanh mát.
- Chez Gladines 44 Boulevard Saint Germain, 75005 Paris +33146339388 Website tripadvisor
bến Maubert-Mutualité. Đồ ăn xứ Basques (Tây Nam nước Pháp), quán nằm không quá xa nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont, giá cả hợp lý và no.
- Les Piétons 8 rue des Lombards, 75004 Paris +33148878287 Website tripadvisor. Một quán bar tapas được một cậu bạn người Tây Ban Nha giới thiệu. Một địa chỉ hợp lý nếu muốn ăn cái gì đó nhẹ nhàng. Một cốc sangria với một plancha pan tomaca chẳng hạn.
- Berthillon 31 rue Saint-Louis-en-l’Île, 75004 Paris Website tripadvisor. Nằm ngay trên đảo Saint-Louis cách nhà thờ Đức bà có vài bước chân, hẳn là tiệm kem kì lạ nhất mà tôi từng thấy, khi nó đóng cửa hàng năm vào thời điểm mà kem bán chạy nhất giữa cái nắng nóng của tháng 7 và tháng 8. .Bạn cũng đừng quá lo vì rất nhiều hiệu xung quanh sống bằng nghề bán kem cho tiệm Berthillon. Chắc chắn đây là nhà làm kem có tiếng nhất Paris, rất nhiều người khẳng định nó ngon nhất. Vị kem tôi say mê là vị quýt.
- la chopes des puces 122 Rue des Rosiers, 93400 Saint-Ouen +33140110249 Website tripadvisor
bến Garibaldi. Nếu bạn mê jazz, khi qua khu chợ trời Marché aux puces de Saint-Ouen, hãy ghé quán để nghe một concert mini về trường phái jazz manouche Pháp mỗi buổi chiều cuối tuần khi chợ họp.