Thành phố Fribourg ở Thuỵ Sĩ là thủ phủ của bang cùng tên, cách thủ đô Bern chỉ vỏn vẹn 28 cây số về phía Tây Nam.

Điểm nổi bật ở Fribourg là khu thành cổ còn được bảo tồn tương đối toàn vẹn. Trong tờ quảng cáo về du lịch của thành phố có viết nơi đây còn giữ lại được một trong những quần thể có lối kiến trúc Trung cổ lớn nhất châu Âu. Dù còn có chút hoài nghi về điều này, nhưng biết tính người Thuỵ Sĩ, tôi nghĩ họ hiếm khi “chém cho nó oai”.

Khu thành cổ Fribourg nằm trên một mỏm đá, mặt trên bằng phẳng như một cao nguyên, ở dưới chân là sông Sarine uốn lượn theo hình một vành khuyên ba mặt bao bọc thành phố vào giữa. Địa thế của sông Sarine chảy quanh Fribourg khiến thành phố như một bán đảo, phía nào cũng có mặt nước bảo vệ. Những vách đá từ trên thành xuống sông gần như dựng đứng, tạo thành một chiến luỹ tự nhiên, dễ thủ, khó công. Họ lấy vách đá làm tường thành, lấy sông Sarine làm hào sâu, địa thế tự nhiên đã thành chiến luỹ.

Xét về địa chí cũng như quy hoạch, Fribourg có nhiều điểm tương đồng với Bern. Cả hai có những nét giống nhau đúng như hai anh em cùng cha cùng mẹ sinh ra. Vì vị thế địa lợi trong quân sự của mình, nằm ở những nơi mà sông tạo thành một vòng cung, cả Fribourg và Bern đều đã được các công tước nhà Zaehringen chọn nơi để xây dựng những thành luỹ nhằm kiểm soát lưu vực hai con sông Sarine và sông Aare, rộng ra hơn nữa là vùng đồng bằng Thuỵ Sĩ.


Ảnh: Adrien Quartenoud – CC BY-SA 3.0

Thuỵ Sĩ so với các nước láng giềng thì nhỏ tẹo. Đất nước nhỏ xinh đó lại còn là một nhà nước liên bang, chia nhỏ thêm ra thành 23 bang, mỗi nơi đều có những quy định, luật pháp riêng. Mảnh đất là nơi giao thao của nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ. Lãnh thổ đó có đến 4 ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romanch (một loại thổ ngữ địa phương).

Fribourg có cái đặc trưng nằm ngay trên đường ranh giới đó. Những người nói tiếng Pháp sống bên này sông Sarine, sang bên kia sông là khu vực người nói tiếng Đức. Thuật ngữ trong báo trí Thuỵ Sĩ có sử dụng từ “Outre-Sarine” (phía bên kia bờ Sarine) để chỉ về đường ranh giới này.

Fribourg dễ dàng kết nối với những điểm du lịch chính khác ở Thuỵ Sĩ, nhưng lại chưa nằm trên những tuyến đường du lịch thịnh hành. Nên nó không hề bị quá tải bởi lượng khách du lịch, còn rất ít khách du lịch ghé qua. Nói Fribourg có rất nhiều thứ để xem thì không phải, nó cũng chẳng hẳn có những công trình đồ sộ, tinh xảo, hoa mỹ. Nhưng Fribourg là một điểm hợp lí để ghé, trong một ngày, trong một buổi. Nhỏ nhắn thôi nhưng nó có cái đáng để xem, để ngắm, để đến. Nhỏ nhắn thôi, nên thiên nhiên, hồ, sông, núi luôn ở rất gần bao quanh đó. Và nhỏ nhắn thôi, để ta dễ dàng mật thiết, tâm tình, riêng tư, và để không bỏ lỡ góc cạnh nào.

Điểm chụp :

Muốn chụp toàn cảnh khu thành cổ Fribourg, phải hơi lên cao một tẹo, có một góc toàn cảnh rất đẹp từ nhà thờ Chapelle de la Lorette, nằm tại số 5 Chemin de Lorette, 1722 Bourguillon ( toạ độ GPS 46.801108, 7.166438). Ngoài ra, từ trên thành chụp xuống dưới sông Sarine, hay từ dưới chân thành chụp lên đều có những góc chụp khá xuất sắc. Từ dưới chân thành, có thể đứng trên cầu “Pont du Milieu” ( toạ độ 46.802694, 7.167417). Ngược lại, đứng từ trên thành chụp xuống, có những góc chụp rất thoáng từ cầu “Pont de Zaehringen” ( toạ độ 46.806008, 7.165938) hay trong một khu vườn nhỏ cạnh ga tàu leo núi nối hai phần thượng và hạ của thành phố ( toạ độ 46.803862, 7.156901)

Đổi tiền :

Thuỵ Sĩ dùng đồng franc (viết tắt là CHF). Đồng franc Thuỵ Sĩ là một ngoại tệ tương đối phổ biến, không phải ngoại tệ hiếm, cùng với việc giá cả dịch vụ ở Thuỵ Sĩ tương đối đắt, thế nên không nhất thiết phải sang đây để đổi tiền. Chúng tôi đổi từ euro sang CHF ở Paris và Thuỵ Sĩ tại hai điểm có tỉ giá tốt và thấy là tương đương nhau. Vào thời điểm năm 2017, tỉ giá là 1 CHF ~ 0.9 €.

Dùng Revolut – Thẻ tín dụng đổi ngoại tệ miễn phí với tỉ giá tốt nhất :

Ngay cả với những người chỉn chu và kỹ tính nhất, với những dịch vụ truyền thống, vẫn chưa có phương án tối ưu cho một vấn đề thường gặp khi lên đường, đó là việc đổi ngoại tệ. Nếu không bận tâm gì nhiều thì tiện nhất là cứ quẹt thẻ, hay dùng thẻ ra ATM rút tiền bản địa khi tới nơi. Tuỳ vào loại thẻ và loại hợp đồng mà bạn đã kí, mà bạn sẽ có tỉ giá tốt hay không, cùng kèm các phí dịch vụ nhiều hay ít đi kèm. Nếu cầm theo tiền mặt, rồi hơi để ý và mất công tìm những chỗ đổi tiền có tỉ giá tốt nhất để đổi, thì vẫn chưa chắc đã là tiết kiệm nhất, vì nếu đổi thừa tiền, nhất là với những đồng tiền không phổ biến, thì cũng thành vật kỷ niệm mang về nhà mà thôi.

Thẻ tín dụng Revolut ra đời để giải quyết bài toán này. Vậy tóm tắt Revolut là gì, nó là một thẻ tín dụng mà bạn không mất bất cứ phí dịch vụ đổi tiền nào, và tỉ giá mà Revolut đổi cho bạn luôn là tỉ giá tốt nhất.

Tại sao tỉ giá Revolut đảm bảo cho bạn là tỉ giá tốt nhất. Vì tỉ giá mà hãng dùng là tỉ giá liên ngân hàng. Giải thích đơn giản, tỉ giá liên ngân hàng là tỉ giá giữa các ngân hàng dùng để mua bán ngoại tệ với nhau. Bạn Google ra tỉ giá nào thì đấy là tỉ giá sẽ được áp dụng cho Revolut, thay đổi theo thời gian thực, biến đổi từng giây khi thị trường mở cửa. Click vào đây để đọc hướng dẫn chi tiết về Revolut.

‎Revolut: Send, spend and save
‎Revolut: Send, spend and save
Revolut: Spend, Save, Trade
Revolut: Spend, Save, Trade
Developer: Revolut Ltd
Price: Free

Kinh nghiệm đi lại tại Fribourg khi du lịch tự túc
  • Bằng auto – Lái xe tại Thuỵ Sĩ: Để lái xe trên đường cao tốc Thuỵ Sĩ, cần mua một tem phí cầu đường có giá trị từ ngày 1/12 năm trước cho đến ngày 31/1 năm sau (tối đa 14 tháng) giá 40 CHF. Mua ngày 1/12 lái được cả năm (14 tháng) hay ngày 30/11 chỉ lái được hai tháng giá như nhau. Nếu đi xe từ nước khác đến, thường ngay sau cửa khẩu đã có trạm bán tem. Phí cầu đường tương đối rẻ so với giá tàu rất đắt. Đất nước tương đối nhỏ, nên đi từ đầu này đến đầu kia Thuỵ Sĩ rồi quay về có khi cũng chưa hết một bình xăng, lại có thể tương đối tự do thoải mái thăm thú mọi hang cùng ngỏ hẻm, những con đường hẻo lánh tại đất nước có thiên nhiên đẹp hơn cổ tích này. Vì vậy, nếu lái được xe và có điều kiện đi xe tại Thuỵ Sĩ, tôi khuyên nên chọn cách thức này để khám phá quốc gia vạn hồ trên cao nguyên. Như đã nói, Fribourg chỉ cách Bern tầm nửa tiếng đi xe, nằm trên tuyến đường cao tốc số 12 từ thủ đô về đến hồ Leman qua Vevey, từ đây men theo vòng hồ đi tiếp tới Lausanne và Geneve. Có thể chọn cung đường này để ghé Fribourg khi đi road trip xuyên Thuỵ Sĩ
  • Bằng tàu hoả : Hãng đường sắt liên bang Thuỵ Sĩ mang tên Schweizerische Bundesbahnen (SBB – tiếng Đức) – hay Chemins de fer fédéraux (CFF – tiếng Pháp) (www.sbb.ch). Nhà ga Fribourg nằm tại đại lộ Avenue de la Gare, rất trung tâm, và chắc mất tầm 5 phút để đi bộ ra khu thành cổ. Mỗi tiếng có hai chuyến tàu nối Fribourg đến Bern hay Lausanne. Mất 21 phút để từ Bern đi tàu về Fribourg.

    Hướng dẫn mua vé tàu giảm giá Supersaver ở Thuỵ Sĩ:

    Thuỵ Sĩ là nước có đời sống cao vào bậc nhất Châu Âu. Nói theo một cách khác, Thuỵ Sĩ là một trong những nước có đời sống đắt đỏ nhất Châu Âu. Một trong những thứ mà tôi thấy đắt khủng khiếp ở Thụy Sĩ là vé giao thông đi lại. Việc đi lại cần được lên kế hoạch từ trước và có tính toán kĩ nếu bạn di chuyển bằng phương tiện tàu xe công cộng.

    Có một cách không quá phức tạp để mua vé tàu giảm giá ở Thuỵ Sĩ là mua vé Supersaver. Thời điểm thích hợp nhất để mua vé tàu tại Thuỵ Sĩ là 30 ngày trước chuyến mà mình muốn đi. Đường sắt Thuỵ Sĩ bán vé theo chiến lược giảm giá hàng tồn phút cuối. Nếu bạn mua vé rất sớm sẽ chỉ có vé full. Vào thời điểm 30 ngày trước ngày khởi hành, hãng đường sắt Liên bang Thuỵ Sĩ - SBB (www.sbb.ch) sẽ tính toán lượng vé đã bán được, để tính lượng vé khuyến mại Supersaver sẽ được tung ra. Vé Supersaver có thể có mức giảm tối đa 50% so với vé thường. Click vào đây để đọc hướng dẫn mua vé Supersaver.

  • Bằng xe bus : Nhà ga xe khách chính của thành phố nằm ở cạnh ga tàu hoả, hay dừng trên phố Rue Louis d’Affry. Từ khi hãng FlixBus (flixbus.com) ra đời, việc di chuyển bằng xe bus tại Thuỵ Sĩ dễ dàng và phong phú hơn. Fribourg cũng ở ngay gần thủ đô Bern nữa. Bern có tuyến bus nối với hầu hết các thành phố lớn tại châu Âu và Thuỵ Sĩ, từ đây nối chuyến để về Fribourg. Khi search vé, lưu ý là các hãng thường phân biệt cụ thể giữa thành phố Fribourg ở Thuỵ Sĩ và thành phố có tên gần giống thế là Fribourg-en-Brisgau (Freiburg im Breisgau) ở Đức.
  • Phương tiện công cộng : Thành phố Fribourg tương đối nhỏ, trong thời gian lưu lại đây, chúng tôi có thể đi bộ khắp nơi. Fribourg có hệ thống bus công cộng do hãng Transports publics fribourgeois (TPF) quản lý (www.tpf.ch), giá vé được bán chia theo khu vực (zone). Giá cả đi lại bằng phương tiện công cộng ở Thuỵ Sĩ tương đối đắt, giá vé 1 zone, có giá trị trong vòng một giờ là 2.9 CHF (giá năm 2019). Tuyến đường có thể khiến chúng ta quan tâm là tuyến tàu leo núi (Funiculaire) nối thành thượng với thành hạ nếu đoàn có người cao tuổi hay trẻ nhỏ, không tiện đi bộ leo dốc.

Quán ngon tại Fribourg

Thuỵ Sĩ là nước có đời sống cao vào bậc nhất Châu Âu. Nói theo một cách khác, Thuỵ Sĩ là một trong những nước có đời sống đắt đỏ nhất Châu Âu. Đi ăn tiệm tại Thuỵ Sĩ có thể đắt gấp đôi hay gấp ba các nước lân cận, nên việc chi tiêu cho khoản này cần phải lưu ý kĩ.

  • O Douro $ Rue de la Neuveville 50, 1700 Fribourg +41 26 321 45 44. Một quán Bồ Đào Nha có giá cả vào tầm hợp lý nhất mà tôi đã từng thấy tại Thuỵ Sĩ nằm ngay trong khu trung tâm Fribourg. Đồ ăn thì vào loại ăn được, ngoài các món truyền thống của Bồ như Francesinha… quán có bán mì Ý pha tạp kèm nhiều loại sauce xúc-xích, chắc để phục vụ lượng khách sinh viên rất đông ở thành phố. Một đĩa mì khá lớn, ăn chắc chắn no, giá khi chúng tôi ghé quán tầm 13-15 CHF.

Hành trình:

Chúng tôi ghé thăm Fribourg lần này trong chuyến roadtrip ngắn đi 4 ngày tại miền trung du Thuỵ Sĩ. Hành trình chi tiết như sau :






 

About the author: Trần Việt Dũng

 

V I V U E R - H A N O I A N in L Y O N

Facebook-Icon